Chữ ký số & Lệnh vận chuyển điện tử
1. Lệnh vận chuyển giấy
Lệnh vận chuyển trong vận tải hành khách tuyến cố định là một quy trình quan trọng trong lĩnh vực vận tải hành khách. Đây là quy trình được thiết lập để đảm bảo hoạt động vận chuyển hành khách trên các tuyến cố định diễn ra một cách hiệu quả và đáp ứng đúng lịch trình được đặt ra. Lệnh vận chuyển đòi hỏi sự phối hợp giữa các bên liên quan như: Đơn vị vận tải, bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến, lái xe, đồng thời phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Lệnh vận chuyển thường bao gồm các thông tin cụ thể như tên tuyến, giờ khởi hành, giờ đến, số lượng hành khách dự kiến, loại phương tiện vận chuyển, khu vực bến xe hoạt động, các quy định về an toàn và các thông tin bổ xung khác.
Mục đích của lệnh vận chuyển là đảm bảo tính linh hoạt, đúng giờ và an toàn cho hoạt động vận chuyển hành khách trên tuyến cố định. Việc thực hiện lệnh vận chuyển đúng cách giúp giảm thiểu rủi ro, tăng hiệu quả vận hành, cải thiện chất lượng dịch vụ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, lệnh vận chuyển cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tài nguyên, tối ưu hóa hoạt động và giảm bớt ùn tắc giao thông trong vận tải hành khách tuyến cố định.
Trên lệnh vận chuyển sẽ bao gồm các chữ ký xác nhận của các bên liên quan như: Doanh nghiệp vận tải là đơn vị phát hành lệnh vận chuyển điện tử, lái xe là người thực thi chuyến xe được đơn vị vận tải giao nhiệm vụ, các bến xe xác nhận việc phương tiện được phép xuất bến và xác nhận phương tiện đã đến bến khi lái xe kết thúc hành trình.
2. Chữ ký số và Lệnh vận chuyển điện tử
3.1. Định nghĩa về chữ ký số theo quy định của pháp luật được diễn giải như sau:
Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
- Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
- Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.
(Theo Khoản 6, Điều 3, Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số)
Định nghĩa chữ ký số là gì theo tính ứng dụng và cấu thành của chữ ký số:
Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra dựa trên công nghệ mã hóa công khai. Chữ ký số đóng vai trò như một chữ ký tay cá nhân hoặc con dấu của doanh nghiệp, được thừa nhận về mặt pháp lý khi giao dịch trên môi trường điện tử như: ký hợp đồng điện tử, ký kê khai thuế, ký phát hành hóa đơn điện tử, ký giao dịch tài chính…
Chữ ký số đóng vai trò quan trọng trong việc xác nhận, đảm bảo về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia ký kết văn bản hay giao dịch điện tử.
3.2. Chữ ký số trong Lệnh vận chuyển điện tử
Như vậy có thể thấy việc chuyển từ lệnh vận chuyển giấy sang dạng lệnh vận chuyển điện tử việc trước tiên cần đảm bảo được mức độ thay đổi có tính chất tương đương trong quá trình thực hiện. Vì vậy, việc đảm bảo đày đủ chữ ký trên lệnh vận chuyển điện tử là sự cần thiết bởi để đảm bảo quy trình vận hành và các hoạt động vận tải hành khách không bị thay đổi và xáo trộn.
Việc thực hiện ký xác nhận trong lệnh vận chuyển điện tử được thực hiện trong không gian số vì vậy các đơn vị liên quan cần bổ xung Chữ ký số (chữ ký điện tử) để phục vụ các nghiệp vụ tương ứng với lệnh vận chuyển điện tử và thực hiện trên không gian số. Các chữ ký số được sử dụng theo ví dụ dưới đây: